Pages

Friday, October 18, 2013

- Giới Thiệu Thành Phố Minneapolis&Saint Paul Tiểu Bang Minnesota

.
.
.

 
 
Đôi lời phi lộ:
Nhận nhiệm vụ Ban Tổ Chức ủy thác, chúng tôi hân hoan chào đón tất cả quí thầy cô, quí đồng môn và gia đình hãy cùng nhau vui vẻ trong hạnh phúc cho 3 ngày hội ngộ tại đây; vùng trung tây cực bắc Hoa kỳ. Để cho quí vị không bở ngở nơi đất rộng nhưng thưa người Việt, dịp này chúng tôi trân trọng giới thiệu “tiểu bang vạn hồ”, đất rất lạnh nhưng tình rất nồng. Đó là tiểu bang Minnesota mà thủ phủ là thành phố song sinh Minneapolis-Saint Paul. Nhân đây, để quý khách đến thăm chúng tôi không bị bỡ ngỡ chúng tôi xin sơ lược vài vùng lân cận trong tầm lái xe ngắn hạn nếu muốn ghé thăm như thành phố Duluth, MN; Mount Rushmore, SD; Chicago, IL mà nhất là Mall of America: một trong những khu mua sắm; giải trí; nhà hàng; khách sạn; quán ăn; sân cù (golf); tất cả đều tập trung một nơi. Mall of America là một trong những mall mới, đẹp, sạch sẽ và lớn nhất trên đất Mỹ này.
 
Nào mời tất cả cùng nhau lần lượt đồng hành thăm viếng những nơi vừa được nêu trên.


Thành phố Minneapolis-Saint Paul. Minnesota


Biệt danh: City of Lakes, Mill City
Khấu hiệu: En Avant (French: 'Forward')
Dân số (2010) trong thành phố: ~384.000
Mật độ: 6.8/ mi² (2.622/km²)
Múi giờ: CDT (UTC-5)














Saint Paul là thủ phủ và là thành phố đông dân thứ hai ở tiểu bang Hoa Kỳ Minnesota. Thành phố nằm ở bờ bắc sông Mississippi, đoạn hạ nguồn nhánh giao với sông Minnesota và tiếp giáp với Minneapolis, thành phố lớn nhất ở Minnesota. Được biết đến là "Hai thành phố song sinh", hai thành phố này hình thành nên vùng đô thị Minneapolis-Saint Paul, vùng đô thị lớn thứ 13 ở Mỹ với dân số trên 3.5 triệu người. Theo ước tính năm 2000, Saint Paul có dân số ước tính 287.151 người. Thành phố là quận lỵ của quận Ramsey, quận nhỏ nhất và cũng là quận có mật độ dân số dày đặc nhất ở Minnesota.

 
 
Giới thiệu:

Minneapolis là thành phố lớn nhất ở tiu bang Minnesota; Minneapolis là thủ phủ của quận Hennelin. Thành phố nằm cả trên hai bờ của sông Mississippi, về huớng bắc nơi gặp gở của con sông này với sông Minnesota, và giáp với thành phố Saint Paul, thủ phủ của tiểu bang. Được biết như là Thành phố đôi (Twin Cities), hai thành phố này tạo thành phần chính của Minneapolis-St Paul, khu đô thị lớn thứ 16 trên toàn Hoa Kỳ, với khoảng 3.5 triệu người.

 

Capella Tower tọa lạc trung tâm phố chính Minneapolis

 

Những toà nhà chọc trời tại Minneapolis
Từ trái sang phải: Trung tâm IDS, Capella Tower và trung tâm Well Fargo

Minneapolis  từng là một trung tâm của ngành khai thá gỗ  và xay bột mì, Minneapolis là khu đô thị chính trong khu vực đồng bằng trải từ  Chicago, Illinois đến Seattle, Washington; cộng đồng này có một truyền thống khá tiến bộ về mặt an sinh xã hội và các hoạt động từ thiện. Tên Minneapolis được đặt theo người hiệu trưởng trường học đầu tiên ở thành phố này, người ghép từ Minnehaha và mni, trong tiếng Dakota có  nghĩa là nước, và polis tiếng Hi Lạp nghĩa là thành phố. Biệt danh thường gọi của Minneapolis là Thành phố các hồ và Thành phố cối xay gió (City of Lakes và Mill City).

 

Tộc trưởng Taoyateduta, từ năm 1837 cho đến 1851 họ ở  trong số 121 thủ  lảnh Sioux,  đã nhường lại phần đất hiện tại là Minneapolis.
Những người Dakota Sioux là cư dân duy nhất của khu vực này cho đến khi những người thám hiểm đến từ Pháp vào năm 1680. Gần đó là căn cứ Snelling xây dựng năm 1819 bởi quân đội Hoa Kỳ đã làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực. Nhiều hoàn cảnh đã ép buộc nhóm người Dakota Mdewakanton bán đất, và cho phép những người từ phía đông đến định cư ở đây. Luật lãnh thổ Minnesota đã cho phép thiết lập Minneapolis như là một thị trấn ở bờ tây của sông Mississippi vào năm 1856. Minneapolis được xem như là một thành phố vào năm 1867, năm bắt đầu tuyến xe lửa giữa Minneapolis và Chicago, và nối với bờ đông của thành phố St. Anthony vào năm 1872.
 

Khuân vác bột mì  Pillsbury 1939

Minneapolis phát triển xung quanh thác nước Saint Anthony và đây là thác nước duy nhất trên sông Mississippi. Những người thợ xay đã biết sử dụng sức nước từ thế kỉ 1 TCN, nhưng kết quả ở Minneapolis giữa những năm 1880 đến 1930 là đáng kể đến mức mà thành phố này đã được miêu tả như là "trung tâm sử dụng sức nước trực tiếp lớn nhất trên thế giới." Trong những năm ban đầu, các khu rừng ở phía bắc Minnesota là nguồn của ngành khai thác gỗ sử dụng mười bảy (17) nhà máy cưa bằng sức nước từ thác nước. Đến năm 1871, bờ tây của thành phố đã có 23 doanh nghiệp bao gồm nhà máy xay bột, nhà máy len, xưởng rèn, một quán bán máy xe lửa và các nhà máy sợi, giấy, xử lý gỗ v.v.. Những người nông dân của đồng bằng trồng ngủ cốc rồi được chở bằng xe lửa đến 34 nhà máy xay bột của thành phố qua công ty Pillsbury và General Mills trở thành nơi chế biến. Đến năm 1905 Minneapolis xuất đi khoảng 10% bột mì của toàn quốc và Grist. Ở thời điểm sản lượng sản xuất cao nhất, một nhà máy xay bột ở Washburn-Crosby có thể xay đủ bột cho 12 triệu ổ bánh mì hàng ngày.

 

Nhà thờ Công Giáo “Guardian Angels” ở Chaska

Minneapolis đã có nhiều thay đổi lớn để cải thiện các phân biệt đối xử từ năm 1886 khi Martha Ripley thành lập Bệnh viện phụ sản cho cả các bà mẹ có gia đình và các bà mẹ độc thân.


Khí hậu:

Lịch sử và sự phát triển của Minneapolis gắn liền với nước, đặc điểm vật lý làm nên thành phố, được đổ xuống vùng này từ kỷ băng hà cuối cùng. Được cung cấp bởi các tảng băng đang lùi dần vào hồ Aassiz mười ngàn năm về trước, dòng nước từ sông cắt ngang Mississippi và lòng sông Minnehaha, tạo nên các thác nước quan trọng với Minneapolis hiện đại.  Minneapolis có tổng diện tích 58.4 mi² (151.3 km²) và trong đó có 6% là nước. Nước được lưu chuyển bởi watershield  districts tương ứng với Mississippi và ba suối lớn của thành phố.

 

Lake Harriet  bị đóng băng vào mùa đông

Trung tâm thành phố chỉ toạ lạc về phía nam của vĩ độ 45° N. Điểm thấp nhất của thành phố là 686 ft (209 m) gần nơi suối Minnehaha gặp sông Mississippi. Địa điểm của tháp nước trong công viên Prospect Park thường được xem là nơi cao nhất của thành phố và một tấm biển ở công viên Deming Heights ký hiệu điểm cao nhất, nhưng thật ra điểm ở độ cao 974 ft (296.8 m) gần công viên Waite Park ở đông băc Minneapolis được Google Earth cho là nền cao nhất.
 
Khí hậu của Minneapolis giống khí hậu miền trung tây của Hoa Kỳ. Mùa Đông hết sức lạnh lẽo và khô, trong khi mùa hè thì ấm, đôi khi nóng, và thường ẩm ướt. Thành phố có đủ các loại hình thời tiết, bao gồm cả tuyết, đóng băng mỏng, mưa, giông, lốc xoáy và sương mù. Nhiệt độ cao nhất ghi lại được ở Minneapolis là 108 °F (42.2 °C) vào tháng 7 năm 1936, và nhiệt độ lạnh nhất ghi lại được là -41 °F (-40.6 °C), vào tháng 1 năm 1888. Mùa đông nhiều tuyết nhất là 1983–84, với lượng tuyết rơi là 98.4 in (2.5 m).
Vì nằm ở phía bắc của Hoa Kỳ và không có một khối lượng nước lớn để điều hòa khí hậu, Minneapolis thường bị ảnh hưởng của các khối khí lạnh vùng bắc cực trong suốt các tháng mùa đông. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 45.4 °F (7 °C) làm cho Minneapolis –Saint Paul là khu vực đô thị lạnh lẽo nhất tính theo nhiệt độ trung bình hằng năm của bất kỳ khu đô thị nào trong lục địa Hoa Kỳ.

 

American Swedish Institute: Dân nhập cư đến từ Scandinavian  vào đầu thập niên 1860

Trong những năm của thập kỷ 1850 và 1860, những người nhập cư mới đến Minneapolis từ New England và New York, trong giữa thập kỷ 1860, người Scandinavian đến từ Thụy Điển , Na Uy, và Đan Mạch bắt đầu gọi thành phố này là nhà. Sau này, những người nhập cư đến từ Đức, Ý ,Hy Lạp, Ba Lan và từ phía đông và nam châu Âu. Người Do Thái từ Nga và Đông Âu chủ yếu là định cư ở phía bắc của thành phố trước khi di chuyển với số lượng lớn về các khu phía tây thành phố vào những năm thập kỷ 1950 và 1960. Người châu Á đến từ Trung Quốc, Phi Luật Tân, Nhật và Đại Hàn. Hai nhóm đến đúng vào lúc các chương trình tái định cư của chính phủ Mỹ: người Nhật trong những năm 1940, và người Mỹ bản xứ trong những năm 1950. Từ năm 1970 trở đi, những người châu Á đến từ Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan. Bắt đầu thập niên 1990, một lượng lớn người cư dân bản địa của châu Mỹ Latinh di dân đến, cùng với những người tỵ nạn từ Châu Phi, đặc biệt là từ Somalia.


Lịch sử của Mall of America.

Trung tâm mua sắm- Mall of America (MoA), nơi đã thu hút mỗi năm hơn 40 triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới (gấp 8 lần cư dân trong tiểu bang); họ đã quá bước đền đây để thăm viếng và mua sắm với nhiều mặt hàng. MoA có hơn 520 cửa hàng bách hóa, 50 nhà hàng đủ loại, 7 hộp đêm và rạp chiếu phim.


Tiền diện MoA

Năm 1989, chính quyền tiểu bang đã cho khởi công xây cất MoA tại địa điểm mà mà trước kia là sân vận động Metropolitan Stadium.  Sau hơn 3 năm xây cất, ngày 11 tháng 8 năm 1992 là ngày cắt băng khánh thành cho công chúng. Với một diện tích 4.2 triêu thước vuông tây (sqft2). MoA được xây tại thành phố Bloomington ngoại ô Minneapolis, một trung tâm mua sắm lớn nhất nước Mỹ.

 

Với 2 bải đậu xe giống nhau như đúc một về hướng Đông và một ở hướng tây đủ cho 20,000 chiếc; với 7 tầng lầu, và thêm 2 bải đâụ xe cho trường hơp quá tải (1,500 chổ đậu), tầng dưới đất là trạm dành cho phương tiện công cộng xe điện ngầm.


Metropolitan Stadium (1962-1982)

Phương tiện di chuyển công cộng ở đây rất là bận rộn và được cung cấp bởi Metro Transit and Minnesota Valley Transit Authority. Rất nhiều khách sạn và Mystic Lake Casino cung cấp xe đưa và đón đến MoA.

Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, để ghi lại chuyến bay United Airline 93, một bức tượng bán thân của Tom Burnett đã được đặt ở từng chính  tòa nhà  về  hướng Tây.  Ông Bunett đã được sinh ra và lớn lên tại Bloomington. Ông ta đã qua đời trên chuyến bay trên. Bức tượng này được đặt trước cửa tiệm bách hoá Nordstrom.

Nguyễn Kim Loan

 
.

No comments:

Post a Comment